Đừng vội thất vọng nếu nhà bếp của bạn có diện tích hạn chế bởi một kế hoạch thiết kế phòng bếp thông minh và một chút sáng tạo bạn có thể “xoay chuyển” tình thế, tạo ra một không gian vừa đảm bảo cả về chức năng lẫn thẩm mỹ.
Lên phương án mặt bằng
Phương án thiêt kế phòng bếp nhỏ
Bạn muốn phòng bếp có những thiết bị gì? Bố trí cửa sổ, cửa ra vào, nguồn điện, tủ lạnh, bếp, bồn rửa, bàn ăn… ra sao? Không gian càng nhỏ, càng cần phải thiết kế thật chi tiết. Điều này không chỉ giúp gia đình bạn có một căn bếp khoa học mà còn giúp tiết kiệm chi phí cho những đồ dùng thừa, chi phí sửa chữa, cải tạo về sau. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ chỗ cho những thiết bị cần thiết, dễ dàng di chuyển, mở cửa cũng như các ngăn kéo…
Mở rộng không gian
Hãy nhìn tổng thế căn bếp, những thiết bị nào thực sự cần thiết, hãy giữ lại, di chuyển các vật cồng kềnh và “dư thừa” sang vị trí mới. Táo bạo hơn, bạn có thể phá bỏ những bức tường, thông bếp với các không gian khác nếu điều đó không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của căn nhà.
Tham khảo ý kiến kiến trúc sư thiết kế phòng bếp
Bạn biết một kiến trúc sư hay một đơn vị thiết kế nội thất chuyên nghiệp? Hãy tham khảo ý kiến của họ, nói về những gì bạn muốn, phạm vi ngân sách và xin ý kiến của họ về phương án mặt bằng. Chuyên gia sẽ cho bạn những tư vấn/ thiết kế chi tiết phù hợp với phong cách và ngân sách của bạn.
Một kiến trúc sư thiết kế phòng bếp thực sự có thể đề xuất những phương án tối ưu mà bạn không thể hình dung, sử dụng những góc chết, tận dụng từng centimet….
Giải pháp lưu trữ tiết kiệm không gian
Tường là một phần rất quan trọng của phòng bếp nhưng lại thường bị bỏ phí. Một chiếc kệ mở cho bức tường trống phía trên tủ bếp vừa thuận tiện cho bà nội trợ vừa là một giải pháp tiết kiệm không gian tuyệt vời.
Đón đọc: Thiết kế phòng bếp – lời khuyên cho những không gian nhỏ – phần II